..........................................***............................................
CÂY ĐỖ TRỌNG
Đỗ trọng thuộc loại to cây,
Đầu lá hình trứng, gốc
đây vê tròn.
Răng cưa mép lá cỏn
con,
Cây cao ba mét, lâu
còn cao thêm.
* *
Hoa ra đơn tính, mọc lên,
Hoa đực, hoa cái có
tên rạch ròi.
Quả dài trông tựa hình
thoi,
Phía đầu xẻ dọc, cứ
đòi tách hai.
* *
Mùa hạ trời nóng kéo
dài,
Thu hoạch bóc lấy vỏ ngoài, cây to.
Vỏ đây dù có co vo,
Phải thêm công ép, sao
cho phẳng lỳ,
* *
Tiếp theo xếp đống, mỗi khi,
Để bay hơi hết, khác gì mồ hôi.
Sau đó tất cả đem phơi,
Được ngoài vỏ xám, trong hơi nhạt màu.
* *
Đỗ
trọng làm thuốc từ lâu,
Hơi cay, vị ngọt, đứng đầu tính ôn.
Vào kinh Can, Thận nhiều hơn,
Chữa đau xương khớp, sớm hôm gối mềm.
* *
Tác dụng bổ Thận, Can thêm,
Đồng thời chữa cả tiểu đêm nhiều lần.
Còn dùng làm thuốc an thần,
Trị lưng gối nhức, làm gân mạnh đều./.
Một số
công dụng chữa bệnh dùng từ cây Đỗ trọng:
1- Trị mồ hôi
trộm sau khi bị bệnh, chảy nước mắt sống: Đỗ trọng, Mẫu lệ, 2 vị bằng nhau, tán bột, mỗi lần uống 20g với nước lúc
ngủ.
2- Trị phong
lạnh làm thương tổn Thận, gây đau thắt lưng, đau cột sống do hư: Đỗ
trọng 640g, xắt, sao với 2
thăng rượu, ngâm trong 10 ngày, ngày uống 3 lần.
3- Trị có thai
2 ~ 3 tháng mà bị động thai, ngang lưng đau như sáp sẩy thai: Đỗ
trọng (tẩm nước Gừng, sao cho đứt tơ), Xuyên tục đoạn (tẩm rượu). Tán
bột, dùng nhục Táo nấu kỹ lấy nước
trộn thuốc bột làm thành viên, uống với nước cơm.
4- Trị lưng đau
do Thận hư: Dùng phối hợp với các vị thuốc bổ Thận khác:
- Nếu Thận
dương hư, dùng: Đỗ trọng 16g, Thục địa
26g, Hoài sơn 16g, Sơn thù 10g, Câu kỷ tử 12g, Thỏ ty tử 12g, Phụ tử 6g,
Nhục quế 8g, Đương quy 12g, Lộc giác giao 10g, sắc uống hoặc dùng mật chế
làm hoàn ăn.
- Nếu Thận âm hư: dùng: Đỗ trọng 12g, Sinh địa 16g, Hoài sơn 12g, Sơn thù
12g, Thỏ ty tử 12g, Câu kỷ tử 16g, Ngưu tất 12g, , Cẩu tích 12g, Nhục thung dung 12g, sắc uống hoặc chế
với mật làm hoàn ăn.
5- Trị quen hư
thai, hoặc có thai cứ tới 4 ~ 5 tháng là hư: Trước có thai 2 tháng, lấy 320g Đỗ
trọng và gạo nếp sắc lấy nước ngâm Đỗ trọng cho thấm rồi sao cho hết
tơ, dùng 80g Tục đoạn tẩm rượu sấy
khô, tán bột, lấy Sơn dược 200-240g, tán bột tơ, dùng 80g Tục
đoạn tẩm rượu sấy khô, tán bột, lấy Sơn
dược 200-240g, tán bột viên ăn
lúc đói.
6- Trị liệt
dương, di tinh do Thận hư: Đỗ trọng 15g, Lộc
nhung 10g, , Ngü vị tử 10g, Thục đia 15g, Mạch môn đông, Sơn dược, Sơn thù
nhục, Thỏ ty tử, Ngưu tất, Câu kỷ tử, mỗi thứ 10g. Sắc uống ngày một thang.
7- Trị đàn bà có thai quen dạ đẻ non: Đỗ
trọng (sống) 40g, Xuyên tục đoạn
12g, Đại táo 40 trái. Hoặc: Đỗ
trọng (sao), Tục đoạn, Tang ký
sinh, Bạch truật (sao đất sét), mỗi thứ 20g, A giao châu, Đương quy, mỗi thứ 12g, Thỏ ty tử 4g. Sắc uống
ngày một thang.
8- Trị huyết áp cao: Đỗ trọng (sống), Hạ khô thảo mỗi thứ 10g, Đơn bì,
Thục địa, mỗi thứ 10g. Sắ uống ngày một thang.
9- Trị liệt
dương, di tinh: Đỗ trọng 160g, Lộc nhung
80g, Ngü vị tử 40g, Thục địa 230g, Mạch môn, Sơn dược, Sơn thù, Thỏ ty tử, Ngưu
tất, Câu kỷ tử, mỗi thứ 18Og, tán bột mịn, trộn với mật làm hoàn, mỗi lần
uống 12g, ngày 2 lần với nước muối nhạt.
10- Trị đau dây
thần kinh tọa: Đỗ trọng 30g nấu với thịt thăn heo trong 30 phút, bỏ bã Đỗ
trọng ra, ăn thịt heo mỗi ngày 2 lần, liệu trình 7- 10 ngày.
Tóm lại: Đỗ trọng có công năng bổ Can, tư Thận, vì Can chủ cân, Thận chủ cốt, Thận đầy
đủ thì xương cốt mạnh, Can đầy đủ thì gân khỏe mạnh, co duỗi mạnh đều thuộc ở
gân. Vì vậy Đỗ trọng nhập vào Can mà bổ Thận, con có thể làm cho mẹ đầy đủ (Tử năng linh mẫu thực) điều trị
Can và Thận đều bất túc, là thuốc chính yếu đề trị lưng đau gối mỏi.
CÂY
RAU SAM
( Mã sỉ hiện)
Nói về cây thuốc Rau sam,
Nó thuộc là họ; Rau sam đấy mà.
Sống lâu, đâu có thấy già,
Rất nhiều cành mẫm, những là nhẵn cây.
* *
Thân màu đỏ nhạt, nhìn đây,
Bò dài đến bốn tấc tây, là là.
Lá hình bầu dục tỏa ra,
Phiến dày, không cuống, mặt đà bóng trơn.
* *
Đầu cành hoa mọc nhiều hơn,
Hoa không có cuống, như sơn sắc vàng.
Hình cầu, một nắp, quả nang,
Bên trong nhiều hạt, rõ ràng vỏ đen.
* *
Mọc hoang ruộng, bãi bờ ven,
Những nơi ẩm ướt bon xen, chẳng tàn.
Vị chua, không độc, tính hàn,
Vào ba kinh chính: Tâm, Can cùng Tỳ.
* *
Trị lỵ ra máu mỗi khi,
Chữa chứng tiểu đục, giun thì trừ luôn.
Dùng ngoài trị những ác thương,
Mụn nhọt giã đắp, mủ thường dễ ra.
* *
Rau sam có khắp nước ta,
Dùng làm rau sạch, ăn là rất ngon.
Nếu mà ăn sống càng giòn,
Khi cần làm thuốc, hoặc còn làm rau./.
Một số công dụng chữa bệnh dùng từ cây Rau sam:
1 – Giun kim: Rau sam 1 nắm lớn sắc với 2 bát nước
còn 1 bát, uống lúc đói.
2 – Sán xơ mít nhỏ: Rau sam 1 nắm, nấu lấy 1 bát nước,
hòa thêm giấm uống lúc đói, ăn cả xác.
3 – Đại tiện ra máu tươi: Lá rau sam 300g, lá Đậu ván 200g.
Giã nát, vắt lấy nước cốt uống trong ngày.
4 – Lỵ ra máu mủ: Rau sam 100g cỏ sữa 100g. Dùng nước
sắc uống. Nếu đại tiện ra máu nhiều thì thêm: Rau má 20g, Cỏ nhọ nồi 20g. Dùng
4 – 5 ngày.
5 – Đái ra máu: Rau sam nấu canh ăn liên tục 3 – 7
ngày là khỏi.
6 – Trẻ bị nổi mẩn đỏ quanh rốn, thân nóng (sốt phát ban): Rau sam rửa sạch, giã sống, vắt nước
cốt cho uống, bã thì xoa đắp.
7 – Trẻ em chốc đầu: Giã nát Rau sam tươi, thêm nước sắc đặc bôi lên
hoặc đốt ra than, hòa với dầu dừa bôi.
8- Lậu dái buốt: Rau sam rửa sạch, vắt lấy nước uống.
9- Trị trướng bụng: Lấy 300g Rau sam, rửa sạch, chia làm 2 lần,
mỗi lần 150g, thái nhỏ, nấu lẫn với nước vo gạo nếp lần 2 tạo thành một thứ
canh hơi sệt. Loại canh này có tác dụng kích thích vận động của đường ruột, lưu
chuyển tiêu hóa, tình trạng trướng bụng, phù thũng sẽ được giảm. Để có công
hiệu, bạn có thể tăng lượng Rau sam lên đến 400 g– 500g.
9- Trị tiểu rát, tiểu máu: 300g Rau sam chia ra làm 3
lần, mỗi lần 100g. Rửa sạch, để ráo nước, thái nhỏ, nấu canh lẫn với rau dền
cơm với lượng 50g mỗi lần. Ăn trong ngày. Ăn liền 5 – 7 ngày tình trạng tiểu
buốt, tiểu rắt, tiểu máu sẽ được cải thiện.
10 - Chữa khí hư,
bạch đới ở phụ nữ: Rau
sam tươi giã nát vắt lấy nước, hòa với 2 lòng trắng trứng gà, khuấy
đều, hấp chín. Mỗi ngày ăn 2 lần, ăn từ 3-5 ngày.
Hà Nội, ngày 01 tháng
10 năm 2017.
CÂY
THỊ
(Thị muộn)
Còn gọi Thị muộn đấy mà,
Thuộc là cây gỗ, cây mà rất cao.
Lá hình trứng nhọn, hao hao,
So le lá mọc, lá nào cũng xinh.
* *
Đơn tính, hoa họp thành xim,
Đài hợp bên gốc, khi nhìn bốn răng.
Hình tràng kia cũng bốn răng,
Hai mặt trên, dưới nói rằng có lông.
* *
Quả tròn, hơi dẹt mà trông,
Vỏ xanh, khi chín sắc lồng vàng tươi.
Mùi thơm quyến rũ mọi người,
Vào mùa tháng chín, tháng mười chín cây.
* *
Thị có tác dụng sau đây:
Trị chứng táo bón, bụng đầy, mửa nôn.
Trẻ đầu, mình nóng sớm hôm,
Trị không trung tiện, gì hơn Thị này.
* *
Trị bệnh phù thũng lâu nay,
Tinh hoàn viêm tấy, Thị này chữa luôn.
Sâu quảng, lở loét chớ buồn,
Mụn nhọt nếu có, chữa thường khỏi ngay.
Chuyện kể Tấm, Cám xưa, nay,
Có cô gái đẹp, Thị này sinh ra.
Siêng năng, chăm chỉ giúp bà,
Hoàng tử gặp lại, những là kỳ duyên./.
Một số công dụng chữa bệnh dùng từ cây Thị:
1- Trị sốt nóng, ngộ
độc, nôn mửa hoặc ngâm rửa trị mẩn ngứa, lở loét: Lấy
rễ Thị 30 ~ 50g thái nhỏ, sắc với 400ml nước còn 100ml, uống làm hai lần
trong ngày.
2- Trị nôn
ói và trẻ đầu mình nóng: Dùng 1 nắm vỏ rễ Thị bỏ lớp ngoài, lấy lớp trắng ở
trong sắc uống.
3- Trị táo bón, bụng đầy
trướng: Lấy lá Thị rửa sạch, thái nhỏ, phơi khô, quấn hút (như hút thuốc lá) thấy dễ chịu ngay, trung tiện được, ngày làm vài
lần.
4- Trị không
trung tiện được sau khi mổ: Dùng nước sắc lá Thị (100g lá Thị phơi khô,
sắc với nước và lấy đúng 100ml), mỗi ngày cho uống 10 - 20 -
30ml, Đồng thời lấy
bông tẩm nước sắc này đắp vào rốn. Kết quả rất tốt.
Trong nhân dân, thường dùng lá, Thị phơi khô cho hút để gây đánh trung tiện.
Có khi người ta đốt vỏ quả Thị thành than, trộn vối Đinh hương tán nhỏ thổi vào các lỗ rò của hậu
môn.
5- Trị phù thũng: Lấy
lá Thị, lá Đu đủ, lá Lộc mại và lá Trầu không, mỗi thứ 50g, thái nhỏ,
phơi khô, sắc với 400ml nước còn 100ml, uống làm hai lần trong ngày. Kết hợp
lấy lá tươi của 4 thứ với lượng như trên, giã nhỏ, gói bằng lá chuối đã dùi nhiều
lỗ thúng, nướng chín, rồi rịt vào rốn, băng lại,
6- Trị viêm tinh hoàn: Lấy
lá Thị tươi giã nhỏ hòa với ít rượu rịt vào chỗ tinh hoàn đau, ngày 2~3
lần.
7- Trị bỏng lửa: Lấy
lá Thị phơi khô, giã nhỏ thành bột, tẩm nước rồi đắp vào nơi bị bỏng lửa.
8- Làm mụn nhọt chóng
vỡ mủ: Lấy lá Thị tươi giã nhỏ đắp vào nơi mụn nhọt băng rịt lại, ngày 1~2 lần.
9- Trị sâu quảng, lở loét: Lấy
lá Thị khô đốt thành than, rắc chữa sâu quảng, lở loét hoặc sắc lấy nưóc
đặc rửa vết thương. Hoặc dùng vỏ rễ Thị sắc nước rửa hoặc dùng lá sắc đặc rửa.
10- Trị dị ứng: Lấy
lá Thị 100g phối hợp với rễ cây Ráy
50g thái nhỏ, phơi khô, nấu nước đến sôi, xông nơi bị dị ứng.
11- Trị giời leo (zona): Lấy vỏ quả phơi khô, đốt thành than, hòa với dầu vừng hoặc mỡ lợn bôi lến những
chỗ phồng rộp.
12- Trị giun kim: Cho
trẻ ăn quả Thị vào sáng sớm lúc đói. Thị chừng
30 - 50g thái nhỏ, sắc với 400ml nước còn 100ml, uống làm hai lần trong ngày./.
Hà Nội, ngày 10 tháng 9 năm 2017.
CÂY
MÍT
(Mac mi, May mi ( Lào)
Còn tên gọi khác Mac mi,
Hay tên gọi nữa, May mi tiếng Lào.
Cây này thuộc loại rất cao,
Tới hai chục mét, liệt vào to cây.
* *
Lá rộng trên chín phân tây,
Chiều dài hai tấc, cuống đầy hai phân.
Hoa đực, đơn tính quanh thân,
Từng cụm hoa cái, mọc gần gốc cây.
* *
Hoa cái dày bốn phân tây,
Còn dài, trên một tấc tây đấy mà.
Tháng, ngày quả lớn mãi ra,
Vàng màu khi chín, vỏ mà lắm gai.
* *
Hai loại: Mít mật, Mít dai,
Mùi thơm, vị ngọt, nếu sài mê ngay.
Lá Mít nấu uống càng hay,
Uống vào lợi sữa, sau này nhiều thêm.
* *
Chữa chứng mất ngủ ngày đêm,
Chữa cao huyết áp, lại thêm an thần.
Dùng theo kinh nghiệm nhân dân,
Còn chữa táo bón, lỏng phần, bụng đầy.
* *
Lá nhiều, sẵn có trên cây,
Giã đắp mụn, nhọt ít ngày phải tan.
Còn chữa hen suyễn, ho khan,
Trẻ em tưa sữa, theo làm dưới đây./.
Một số công dụng chữa bệnh dùng từ cây Mít:
1 -
Phụ nữ không đủ sữa cho con bú: Dùng lá Mít tươi (khoảng 30-40g/ngày) nấu nước uống làm cho ra sữa hoặc thêm sữa.
Cũng có thể dùng dái Mít (cụm hoa đực)
hay quả non sắc uống để tăng tiết sữa.
2 -
Chữa tưa lưỡi trẻ em: Dùng lá Mít vàng, phơi cho thật khô, đốt cháy thành than,
trộn với mật Ong, bôi vào chỗ tưa 2-3 lần/ngày, tối một lần.
-
Trẻ đái ra cặn trắng: Lấy 20-30g lá già của cây Mít mật thái nhỏ, sao vàng, nấu
nước uống.
3 -
Chữa mụn nhọt: Mủ Mít có nhiều nhựa, cũng thường được dùng làm thuốc chữa nhọt
vỡ mủ. Hoặc có thể dùng nhựa Mít trộn với giấm ăn, bôi lên chỗ mụn nhọt sưng
tấy sẽ mau khỏi.
- Lấy lá Mít tươi giã
nát, đắp lên mụn nhọt đang sưng, sẽ làm giảm sưng đau. Hoặc dùng lá Mít khô nấu
cô đặc thành cao, bôi lên vết lở loét sẽ mau khỏi.
4- Chữa hen suyễn: Lấy lá Mít, lá mía, than tre, cả 3 thứ có
lượng bằng nhau sắc uống ngày một thang, chia 3 lần.
5- An thần, trị cao huyết áp: Dùng 30g lá Mít tươi, 30g vỏ cây
Mít, 300ml nước.
Cách làm: Rửa sạch lá và vỏ Mít, cho vào nấu với 300ml nước, đun sôi chỉ
còn 100ml. Để nguội uống làm 2 lần trong ngày. Mỗi đợt dùng từ 5 đến 7 ngày./.
Hà Nội, ngày 24 tháng 8 năm 2017.
CÂY
CHÓ ĐẺ RĂNG CƯA
(Diệp hạ châu, Diệp hòe thái, Lão nha châu).
Còn gọi là Diệp hạ châu,
Diệp hòe thái, Lão nha châu tên cùng.
Thầu dầu cùng nó, họ chung,
Là một loại cỏ, sống cùng hàng năm.
* *
Thân mềm, mọc đứng, thẳng băng,
So le lá mọc, đỏ rằng thân cây.
Lá dài hơn chục phân tây,
Chiều rộng lớn nhất, vừa đầy năm ly.
* *
Răng cưa mép lá ly ty,
Còn phần phía dưới, sắc thì lơ xanh.
Hai phía lá tỏa trên cành,
Kẽ lá hoa mọc, lâu thành sắc nâu.
* *
Từng chùm hoa trổ trên đầu,
Quả ra lủng lẳng, dưới bầu lá xanh.
Hạt chia ba cạnh rành rành,
Có màu nâu nhạt, vẽ thành vân ngang.
* *
Cây này phần lớn mọc hoang,
Mọc nơi bờ bãi, đường làng, ven đê.
Làm thuốc, thu hái đem về,
Dùng tươi, hoặc để sau về sấy phơi.
* *
Chó đẻ làm thuốc tuyệt vời,
Giã nát, mụn nhọt mọi nơi đắp vào.
Chữa Gan, hiệu quả càng cao,
Cây mà đem sắc, uống vào đỡ ngay.
* *
Nếu ai đau mắt lâu ngày,
Sốt cao, bí tiểu, cây này chữa luôn.
Phụ nữ tắc sữa chớ buồn,
Dùng cây sắc uống, sữa thường sẽ thông.
Một số công dụng chữa bệnh dùng từ cây Chó đẻ
răng cưa:
1-
Chữa viêm Gan B: Chó đẻ răng cưa 30
g, Nhân trần, Sài hồ, Chi từ,
Hạ khô thảo, mỗi vị 10 g, sắc uống mỗi ngày 1 thang.
2-
Chữa viêm Gan do virus: Chó đẻ răng cưa sao khô 20 g, Sắc 3 lần lấy nước.
rồi trộn chung các nước sắc được, thêm 50 g đường đun sôi cho tan, chia làm 4
lần uống trong ngày.
3-
Chữa xơ Gan cổ trướng thể năng: Chó
đẻ
răng
cưa sao khô 100 g, sắc nước 3 lần. Trộn chung nước sắc
được, thêm 150 g đường đun sôi cho tan, chia nhiều lần uống trong ngày (thuốc rất đắng), liệu trình 30 – 40
ngày. Khẩu phần hằng ngày phải hạn chế muối, tăng đạm (thịt, cá, trứng, đậu phụ).
4-
Chữa suy Gan (do sốt rét, sán lá, lỵ amib, ứ mật,
nhiễm độc): Chó đẻ răng cưa (ngọt hoặc đắng) sao khô 20 g, Cam thảo đất sao khô 20 g, sắc nước uống hằng ngày.
5-
Chữa bệnh chàm (eczema) mãn tính: Dùng cây Chó đẻ răng cưa, xát nhiều lần vào chỗ bị chàm, làm liên tục hằng
ngày sẽ khỏi.
6-
Chữa sốt rét: Chó đẻ răng cưa 10 g; Thảo quả, dây Hà thủ ô, lá Mãng cầu ta tươi,
dây Gắm, mỗi vị 10 g; Bình lang (hạt
cau), Ô mai, dây Cóc, mỗi vị 5 g, đem sắc với 600 ml nước còn 200 ml, chia
uống 2 lần, trước khi lên cơn sốt rét 2 giờ. Nếu không hết cơn, thêm Sài hồ 10
g.
7- Chữa mắt đau, sưng, bị đau mắt đỏ: Lấy 40g Chó đẻ răng cưa tươi, 12g Dành dành, 20g Mã
đề, đem sắc lấy nước uống liên tục từ 5-7 ngày, sẽ thấy hết đỏ và hết
sưng đau nhanh chóng.
8- Trị lở loét, vết thương không liền miệng: Nếu vết thương lâu ngày chưa bớt, bị
loét ra nhiều, lấy lá Chó đẻ răng cưa và lá cây Đuôi tôm theo tỉ lệ 1:1, cùng 1 đến
2 nụ hoa Đinh hương giã nát đắp trực tiếp lên vết thương.
9- Trị kiết lỵ, ỉa chảy: Cho 80-100g Chó đẻ răng cưa tươi vào một ấm cùng 500ml nước, sắc trên lửa sao cho cô
đặc còn khoảng 200ml. Uống đều đặn mỗi ngày 2 lần vào mỗi buổi sáng và tối,
bệnh sẽ thuyên giảm nhanh, hiệu quả. Nếu trị bệnh cho trẻ nhỏ thì phải giảm bớt
liều xuống./.
Hà Nội, ngày 27 tháng 7 năm 2017.
CÂY
MƯỚP
(Mướp hương, Ty qua, Bố ty, Ty bạc, Thiên ty qua).
Còn có tên gọi Ty qua,
Bố ty, Ty bạc, hoặc là Mướp hương.
Thân leo, góc cạnh khiêm nhường,
Lá to, bé nhất cũng thường tấc ba.
* *
Phiến chia thùy lá làm ba,
Có bình mác nhọn, mép là răng cưa.
Hoa cái đơn độc, lưa thưa,
Từng chùm hoa đực, sớm trưa khoe màu.
* *
Quả dài, hình trụ, lớn mau,
Thường dài ba tấc, có màu lục xanh.
Màu đen, dọc quả vẽ thành,
Về già hạt lắm, vỏ giành sắc nâu.
* *
Mướp dùng làm thuốc từ lâu,
Không độc, vị ngọt, tiếp sau tính bình.
Với người phụ nữ mới sinh,
Mướp luộc uống nước, sẽ sinh sữa nhiều.
* *
Trừ ho, đờm lắm phải tiêu,
Dùng lá sắc uống, đờm nhiều tan ngay.
Tiểu tiện ra máu dài ngày,
Quả non sắc uống, cầm ngay tức thì.
* *
Mụn nhọt, đơn độc mỗi khi,
Rễ đem sắc uống, sau thì tan luôn.
Khò khè, khó thở, chớ buồn,
Quả luộc ăn, uống, thở luôn bình thường.
Một số công dụng chữa bệnh dùng từ cây Mướp:
1. Trị ho cấp tính và mạn tính, nhiều đờm, đờm dính máu: Hằng ngày dùng lá Mướp 10 - 15g, sắc uống; hoặc lấy lá tươi,
rửa sạch, thêm chút muối ăn, giã nát, vắt lấy nước uống. Chuyên dùng trị viêm
họng, họng sưng đau.
2. Chữa viêm khí quản, bị ho có đờm đặc mủ vàng trẻ con bị ho gà: Quả Mướp tươi để cả vỏ rửa sạch, giã nát
lấy 40 ml nước, hòa trộn với 10ml mật ong, mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần uống
20 - 30ml.
3. Chữa bệnh thở khò khè: Quả
Mướp tươi non 250g,
thái thành đoạn nhỏ, luộc lấy nước, ăn cả nước lẫn cái như một món ăn trong bữa
cơm thường ngày.
4. Chữa tiểu tiện ra máu, cảm nhiễm đường niệu: Quả Mướp 250 g, dùng cả cuống và vỏ, bổ
ra, cho nước nấu thành 400ml nước, để nguội, cho lượng mật ong vừa phải vào
uống thay nước giải khát trong ngày.
5. Chữa trĩ nội, đại tiện ra máu: Dùng 250g quả Mướp non, nạo bỏ vỏ ngoài,
thái ra thành miếng cho lượng nước vừa phải vào nấu lên ăn.
6. Làm thông sữa: Dùng lượng quả Mướp vừa phải, nướng tồn
tính, nghiền vụn, hòa 3` 6g, vơi chút rượu uống. Sau khi uống, lấy chăn đắp lên
người, làm cho toàn thân rướm chút mồ hôi là được. Tất cả những phụ nữ sau khi
sinh con, bị tắc ống dẫn không xuống sữa, đều có thể thông sữa bằng cách này.
7. Trị mụn nhọt, vết thương: Lấy lá Mướp bánh tẻ, rửa sạch, giã nát,
đắp lên mụn nhọt hoặc lên vết thương để tiêu viêm, tiêu sưng.
8. Trừ đờm, trị ho, hen, khó thở: Dùng quả non, khi quả ra được khoảng 20
ngày, hái về thái mỏng, sao vàng, sắc uống trong ngày.
9. Trị phế ung, viêm mũi, viêm xoang, ho, đau nửa đầu, viêm tuyến
vú: Rễ Mướp ngày 15 - 30g dưới dạng sao
vàng, sắc uống ngày 1 thang, chia 2 lần. Uống nhiều ngày tới khi các triệu
chứng thuyên giảm.
10. Trị bệnh viêm mũi mạn tính, viêm xương cuống mũi: Lấy thân cây Mướp đem phơi khô, cắt thành
từng đoạn 3 - 5cm, sao vàng, nghiền thành bột mịn uống với nước sôi để
nguội, ngày uống 2 - 3 lần, mỗi lần 8 - 12g, có tác dụng thông mũi.
11. Trị viêm xoang, viêm mũi, mũi ngứa, chảy nước mũi, nước mũi có
mùi hôi, tanh: Lấy gốc cây Mướp, sau khi rửa sạch, cạo bỏ
lớp vỏ bên ngoài, thái nhỏ, sao vàng, sắc uống có tác dụng tiêu viêm.
12. Trị đau tức sườn ngực, đau cơ: Lấy xơ Mướp, cắt thành từng đoạn 1 -
2cm, sao vàng, nghiền thành bột mịn, uống ngày 2 - 3 lần, mỗi lần 8 -
10g, có tác dụng thông kinh, hoạt lạc, trừ phong thấp, lợi tiểu, giải độc.
13. Dùng cầm máu, giảm đau: Xơ Mướp đem sao đen, sao tới khi toàn bộ
phía ngoài có màu đen, bên trong vẫn còn màu vàng (sao tồn tính), tán thành bột mịn, uống với nước ấm, ngày 2 -
3 lần, mỗi lần 5 - 10g
14. Dùng trị trĩ ra máu, đại tiện ra máu, xuất huyết tử cung: Dùng xơ Mướp 20g; Kinh giới, Bạch chỉ, Kim ngân, mỗi
thứ 12g; Cỏ mần trầu 10g; Cam thảo 5g. Sắc uống, ngày 1 thang, chia 2 lần.
15
-Trị mồ hôi chân quá nhiều: Lấy
quả Mướp già đốt thành tro, tản rắc ở trong giày, chân trần không tất đi vào
giày liên tục 15 ngày.
Lưu ý: Những
người Tỳ, Vị hư yếu hay đau bụng, đại tiện lỏng nát không nên dùng./.
Hà
Nội, ngày 21 tháng 6 năm 2017.
CÂY
HOÀNG TINH
( Cây cơm nếp, Kim thị hoàng tinh, Cứu hoang thảo).
Còn gọi Kim thị hoàng tinh,
Hoặc cây Cơm nếp, Hoàng tinh đấy mà.
Sống lâu, xanh tốt đến già,
Thân rễ phân nhánh, còn là mọc ngang.
* *
Củ to, hơi dẹt, sắc vàng,
Thân nhỏ, đường kính rõ ràng hai phân.
Rễ dài tới bốn chục phân,
Bảy phân chiều rộng, dày gần ba phân.
* *
Cây cao tới tám chục phân,
Thân mọc thẳng đứng, lâu dần rất cao.
Lá không có cái cuống nào,
Tới bốn, năm lá cụm vào vòng trong.
* *
Phiến lá hình mác, mỏng cong,
Dài trên một tấc, rộng lòng mười ly.
Kẽ lá, hoa mọc mỗi khi,
Sắc thì tím đỏ, chúng thi khoe màu.
* *
Tháng ba hoa nở đua nhau,
Hình cầu, quả mọng, có màu tím đen.
Mọc hoang, rừng ẩm, bon chen,
Hoặc lấy thân rễ, rồi đem về trồng.
* *
Thường sang thời tiết thu, đông,
Đào thân củ rễ, thêm công đem về.
Rửa sạch, cho nước bốn bề,
Đun khi nước cạn, sau về đem phơi.
* *
Hoàng tinh làm thuốc tuyệt vời,
Sinh Tân, nhuận Phế, không thôi bổ Tỳ.
Chữa hư Tỳ, Vị mỗi khi,
Chữa lao, tiêu khát, sau thì chữa ho.
* *
Ai mà có bệnh chớ lo,
Hoàng tinh sẵn có, chữa cho khỏi liền.
Thật là cây thuốc thần tiên,
Cây nhiều, có khắp ba miền Nước ta ./.
Một số công dụng chữa
bệnh dùng từ cây Hoàng tinh:
1-
Trị chứng huyết áp thấp:
Dùng Hoàng tinh 30g, Đảng sâm 30g, chích Cam thảo 10g,
sắc nước uống, ngày một thang.
2- Trị chứng suy nhược cơ thể sau khi ốm:
Dùng Hoàng tinh 30g, Kỷ tử
20g, Sinh địa 20g, Hoàng kỳ 20g, Đảng sâm 20g, sắc nước uống, ngày một thang.
3- Trị chứng phế hư táo, ho ra máu:
+ Hoàng tinh 20g, bắc Sa
sâm 10g, Ý dĩ nhân 10g, sắc nước uống ngày một thang.
+ Hoàng tinh 01 kg, Bạch
cập, Bách bộ mỗi thứ 1/2 kg, thái sấy hoặc phơi khô, tán bột mịn, luyện mật làm
hoàn, mỗi lần uống 10g ~ 15g, ngày uống 3 lần.
4- Trị tiểu đường:
Hoàng tinh 100g, sắc nước uống hoặc phối hợp với Câu kỷ tử,
lượng bằng nhau, tán bột mịn, làm thành bánh hoặc luyện mật làm hoàn, mỗi lần
uống 10g, ngày 2 lần. Ngoài ra còn trị huyết áp cao, váng đầu, lưng gối mõi, ù
tai, hoa mắt, tiểu đường.
5- Bổ hư tinh khí:
Dùng
Hoàng tinh, Câu kỷ tử, mỗi vị 01 kg, đâm làm
thành bánh, phơi nắng tán bột luyện mật làm viên bằng hạt ngô đồng. Mỗi lần
uống 10g ~ 15g trong ngày.
6- Bổ âm.
Dùng
Hoàng tinh 20 g, Ý dĩ 15g, Sa sâm 15g, sắc uống ngày một thang.
7- Trị tinh thần bất
túc, mở mắt do can hư, mỏi gối:
Hoàng
tinh, Câu kỷ,
Thục địa, Thiên môn, Bạch truật, Tỳ giải, Hà thủ ô dỏ, Thạch hộc, mỗi vị 10g~
15g. Sắc uống ngày một thang.
8- Nhuận phế chỉ khát ,
dùng trong Phế hư gây ho, ho ra máu.
-
Hoàng tinh 20g, bắc Sa sâm 10g, Y dĩ nhân 10g.
Sắc uống ngày một thang.
-
Trị lao phổi thời kỳ đầu, ho: Hoàng
tinh 01 kg,
Bạch cập, Bách bộ mỗi thứ 1/2 kg, xắt lát phơi khô, tán bột luyện mật làm viên,
mỗi lần uống 10g ~ 15g, ngày uống 3 lần. Còn trị ho ra máu do lao Phổi.
9- Bổ Tỳ, ích Khí:
Dùng
trong cơ thể suy nhược, sức yếu bải hoải sau khi bị bệnh. Chỉ dùng Hoàng tinh uống lâu ngày hoặc cùng dùng với Hoàng kỳ, Đảng sâm, Sơn
dược, mỗi vị 10g. Còn trị các loại chứng ăn ít, đoản khí, suy nhược sau khi bị
bệnh.
10. Thuốc bổ sinh Tân
dịch:
Hoàng
tinh 30g, Ba kích 20g, Đảng sâm 10g, Thục địa 10 g. Tất cả thái mỏng, ngâm
với một lít rượu 30 độ. Ngày dùng 3 lần, trước 2 bữa ăn và khi đi ngủ, mỗi lần
1 chén uống nước loại nhỏ./.
Hà
Nội, Ngày 06 tháng 6 năm 2017.
CÂY
PHẬT TỬ
( Phật tử phiến, Phật tử cam).
Còn gọi là Phật tử cam,
Cây nó, thuộc họ nhà Cam đấy mà.
Quanh năm tươi tốt, mãi ra,
Lá hình trứng nhọn, mép đà răng cưa.
* *
Cánh hoa màu trắng vừa vừa,
Cuối xuân, đầu hạ vào mùa trổ hoa.
Sang đông trái chín, vàng da,
Để lâu vỏ ngả, những là màu nâu.
* *
Múi nhiều chạy dọc, phía đầu,
Tách ra, dưới tựa các đầu ngón tay.
Phật tử, có nghĩa là “ tay”,
Nhân dân vẫn gọi, tên này mới hay.
* *
Việt Nam trồng khắp đó, đây,
Quả đem thái mỏng, chớ dày, rồi phơi.
Vị chua, cay, đắng hơi hơi,
Vào kinh Tỳ, Phế, đồng thời trước sau.
* *
Tác dụng lý Khí, chữa đau,
Trị ho, nôn mửa, tiếp sau trừ đàm.
Chữa bệnh truyền nhiễm viêm Gan,
Bụng đau, Tỳ, Vị hư Hàn chữa ngay.
` * *
Còn chữa đau đớn Dạ dày,
Khí quản viêm mạn, quả này chữa luôn.
Hành kinh đau bụng chớ buồn,
Phật thủ làm thuốc, dùng thường hết đau./.
Một
số công dụng chữa bệnh dùng từ cây Phật tử:
1– Chữa nấc, ăn vào nôn ngược trở ra: Lấy vỏ quả Phật
thủ tươi cắt nhỏ, trộn đều với Đường, ăn ngày 3-4 lần, mỗi lần vài
miếng, nhai rồi nuốt dần.
2 – Viêm khí
quản mạn tính: Phật
thủ khô 6 g, Bán hạ chế, Gừng (tẩm
nước Gừng sao vàng) 6 g, sắc với nước, pha thêm chút Đường để uống.
3 – Ăn không tiêu, Gan và Dạ dày đau tức: Phật thủ tươi 12-15 g (khô 6 g), hãm
với nước sôi uống thay trà trong ngày.
4 – Chữa đau Dạ dày do lạnh: Phật thủ khô 15 g, Gạo tẻ sao vàng
30 g, sắc nước uống ngày 3 lần.
5 – Chữa đau bụng doTỳ, Vị hư hàn: Phật thủ tươi 100 g (khô 40 g), Rượu trắng 1 lít. Phật
thủ thái nhỏ, ngâm với Rượu ít nhất 15 ngày. Mỗi ngày uống 2 lần, mỗi
lần 5-10 ml.
6 – Viêm gan truyền nhiễm: Phật thủ khô 9 g; Bại tương thảo (cỏ
bồng) mỗi tuổi 1 g, từ trên 10 tuổi thì cứ tăng 2 tuổi thêm 1 g. Sắc với nước,
pha Đường, chia làm 3 lần uống trong ngày, mỗi liệu trình 10 ngày.
7 – Đau bụng kinh: Phật thủ tươi 30 g, Đương quy 10 g,
Gừng tươi 5 g, Rượu trắng 30 g, thêm chút nước sắc lên, chia 2-3 lần uống trong
ngày.
8 – Chữa huyết trắng ra nhiều: Phật thủ tươi 30 g, Ruột non lợn 30
cm (làm sạch), sắc với nước, chia 2-3
lần uống trong ngày.
9 – Giải say rượu: Phật thủ tươi 30 g, sắc với nước để
uống.
Hà Nội, ngày 29 tháng 5 năm 2017.
CÂY KHẾ
(
Khế ta, Khế cơm, Khế chua,Ngũ lãng tử…).
Còn có tên gọi Khế ta,
Hay Ngũ lãng tử, hoặc là Khế chua.
Sống lâu, tươi tốt bốn mùa,
So le lá mọc, từng tua trên cành.
* *
Lá hình trứng nhọn, tươi xanh,
Cánh hoa hồng tím, từng nhành tỏa hương.
Quả mọng, năm cạnh là thường,
Vị chua, lại ngọt, có đường bên trong.
* *
Tác dụng chỉ khát, trừ phong,
Sinh tân, giải nhiệt, uống lòng mát thay.
Còn chữa lở ngứa, mày đay,
Sơn ăn, giã đắp lá này khỏi luôn.
* *
Ho khan, đầu nhức chớ buồn,
Lá tươi sắc uống, bệnh thường khỏi ngay.
Chẳng may bí đái lâu ngày,
Lá mà sắc uống, thuốc hay thông liền./.
Một số công dụng chữa bệnh dùng từ cây Khế:
Theo Đông y, quả Khế gọi là ngũ liễm tử có vị chua chát, tính
bình, không độc, tác dụng khử phong, thanh nhiệt, giải uế, giúp làm lành vết
thương.
Khế thường được dùng chữa cảm sốt, khát nước, ngộ độc rượu, đi
tiểu ít, nhiệt độc, vết thương chảy máu.
Hoa Khế có vị ngọt, tính bình, tác dụng giải độc tiêu viêm. Thường
dùng chữa sốt rét, ho khan, ho đờm, kiết lỵ, trẻ em bị kinh giản.
Người ta thường dùng hoa Khế tẩm nước gừng hoặc tẩm rượu gừng rồi
sao thơm, sắc uống để chữa ho đờm. Ngày dùng 4 - 12g. Vỏ thân và lá Khế có vị
chua, chát, tính bình, tác dụng lợi tiểu, tiêu viêm.
Tuy giá trị bổ dưỡng của Khế không nhiều nhưng lại là loại quả
quý. Bên cạnh giá trị ăn uống, Khế còn là vị thuốc được Đông y dùng từ lâu đời.
Trong nhân dân ta, Khế được dùng để chữa nhiều bệnh, như:
1 - Lá Khế trị ngứa:
Dùng cành, lá Khế sắc đặc, tắm
hàng ngày sẽ trị được các bệnh ngoài da như dị ứng, ghẻ ngứa, lở Ngoài ra lá Khế giúp nhổ lông vịt, ngan nhanh và sạch. Ở thôn quê người ta hay nấu lá Khế
với nước vôi trong, sau đó nhúng vịt, ngan vào rồi mới nhổ lông. Làm như thế
vịt, ngan sẽ rất sạch, không còn lông măng.
2- Hoa Khế chữa ho:
Hoa Khế phơi héo, sau đó mang
tẩm nước gừng cho khô. Bỏ vào lọ dùng dần, mỗi lần dùng hãm như nước trà, uống
liên tục trong nhiều ngày sẽ hết ho.
3-Quả Khế chứa nhiều
Vitamin C:
- Quả Khế chứa nhiều vitamin C
và các sinh tố vitamin khác. Trung bình mỗi ngày ăn một quả Khế có thể đủ lượng
vitamin C cần thiết cho cơ thể, giúp cơ thể tăng cường sức đề kháng.
- Quả Khế nhiều chất xơ nên có
tác dụng nhuận tràng, chống táo bón, chữa trĩ. Nước ép Khế ngọt được xem là một
vị thuốc giảm sốt hiệu quả.
- Khế muốn để dành dùng dần có
thể cắt lát mỏng, nhúng nước muối rồi phơi khô mà không sợ bị mốc.
- Ngoài ra Khế tươi còn được dùng làm gia vị chế biến món ăn như
kho cá, làm các món gỏi..
4- Hạt Khế lợi sữa:
Hạt Khế giã ra, sắc uống sẽ
giúp bà mẹ đang cho con bú tiết ra nhiều sữa.
5- Chữa cảm nắng, cảm nóng:
Lá Khế bánh tẻ tươi 100g, lá chanh tươi 40g, rửa sạch, giã vắt lấy
nước uống. Bã đắp vào thái dương và gan bàn chân. Hoặc lấy một quả Khế già chưa
chín, nướng qua, sắc nước uống.
6 - Chữa nhức đầu, đi tiểu ít:
Lá Khế
tươi 100g sao thơm, nấu với 750ml nước, sắc còn 300ml, chia 2 lần uống trước
bữa ăn. Hoặc dùng lá Khế tươi 100g, lá chanh tươi 20 - 40g, hai thứ rửa thật sạch,
giã nát, vắt lấy nước chia 2 lần uống trước bữa ăn.
7- Chữa lở loét, mụn nhọt, nước ăn
chân:
Nấu nước lá Khế kết hợp với lá thanh hao, lá long não... làm nước
tắm, hoặc nấu nước quả Khế rửa chỗ đau hằng ngày hoặc lấy 1 - 2 quả Khế chín,
vùi trong tro nóng để vừa ấm rồi áp lên chỗ đau.
8- Chữa dị ứng, mẩn ngứa:
Lấy lá Khế tươi giã nát bôi vào chỗ da nổi mẩn, kết hợp với uống
nước sắc vỏ núc nác.
9- Chữa ngộ độc nấm:
Lấy lá Khế 20g, lá lốt 10g, đậu ván đỏ 20g. Tất cả đều dùng tươi,
rửa sạch, cho vào cối giã nát, hòa với 200ml nước đun sôi để nguội, chắt lấy
nước uống cả một lần. Thường chỉ uống 2 - 3 lần là khỏi bệnh.
10- Phòng bệnh sốt xuất huyết:
Sắc lá Khế 16g với sắn dây, lá dâu, lá tre, mã đề, sinh địa mỗi thứ 12g lấy nước uống
hằng ngày trong thời gian địa phương có dịch bệnh sốt xuất huyết có thể chủ
động đề phòng được bệnh.
11- Chữa bí tiểu, đau tức bàng
quang:
Khế chua 7 quả, mỗi quả chỉ lấy 1/3 phía gần cuống. Nấu với 600ml
nước, sắc còn 300ml, uống lúc còn ấm nóng. Ngoài ra, lấy 1 quả Khế và 1 củ tỏi
giã nát nhuyễn, đắp vào rốn./.
Hà
Nội, ngày 25 tháng 5 năm 2017.
CÂY NGŨ VỊ TỬ
Quả có 5 vị tiết ra:
Gồm: Chua,
ngọt, mặn, sau là đắng, cay.
Lâu ngày, dây mọc dài
thay,
Thường là tám mét, lâu
ngày dài thêm.
* *
Vỏ thân sần nổi hiện
lên,
Nhỏ cành, xắc cạnh , màu
bền xám nâu.
So le, lá mọc nối nhau,
Lá hình trứng nhọn,
xẫm màu mặt trên.
* *
Răng cưa viền mép hai
bên,
Lá non gân nổi, mặt
nền ngắn lông.
Hoa ra đơn tính, nhiều
bông,
Cánh hoa vàng nhạt, điểm
hồng xinh tươi.
* *
Hình cầu, quả mọng
mười mươi,
Tháng năm hoa nở,
tháng mười chín cây.
Trái chín đỏ ửng đây
này,
Có vị ngọt, mặn,
đắng, cay vừa vừa.
* *
Tính ôn, không độc,
hơi chua,
Tác dụng cố Thận, lại
vừa cố Tinh.
Cường âm, tu bổ, sinh
Tinh,
Chữa ho, chữa cả lưng
mình đớn đau.
* *
Trị bệnh viêm Phổi đã
lâu,
Chữa đái trắng đục, chữa
đau liên sườn.
Viêm Gan, hư Thận chữa
luôn,
Lại bổ thân thể, tăng cường thần kinh.
* *
Còn dùng dưỡng Khí,
điều kinh,
Chữa người phụ nữ hành
kinh ra nhiều.
Ăn mà đầy bụng, khó
tiêu,
Nếu dùng, chỉ hết vài
liều khỏi ngay./.
Một số công dụng
chữa bệnh dùng từ cây Ngũ vị tử:
1- Chữa thận hư, đái trắng đục, đau eo lưng, cứng
xương sống:
Ngũ vị tử 1 lạng, sấy khô tán
nhỏ, làm thành viên bằng hạt đậu xanh, uống mỗi lần 30 viên với dấm (Nam dược thần hiệu).
2- Chữa liệt dương:
Ngũ vị tử 100g sấy khô, tán nhỏ,
uống mỗi lần 4g, ngày uống 3 lần (Nam
dược thần hiệu).
3- Chữa Thận dương hư, hoạt tinh:Ngũ vị tử 10g, Tang phiêu tiêu 12g, Long cốt 12g, Phụ tử chế 12g. Sắc
uống ngày 1 thang.
4- Chữa chứng tân dịch không đủ, miệng khô, khát nước: Ngũ vị tử 10g, Đảng sâm 12g, Mạch môn đông 12g. Sắc uống ngày
1 thang.
5- Chữa chứng phế hư, ho hen suyễn: Ngũ vị tử 10g, Đảng
sâm 12g, Mạch môn đông 12g, Tang phiêu tiêu 12g. Sắc uống ngày một thang.
6- Chữa chứng cơ thể hư
nhược, ra nhiều mồ hôi (tự ra nhiều mồ hôi hoặc mồ hôi trộm): Ngũ vị tử, Bá tử nhân, Bán hạ khúc, Mẫu lệ, Nhân sâm, Ma
hoàng căn, Bạch truật, mỗi vị 10 g, Đại táo 05 quả. Sắc uống ngày một thang.
7- Rượu Nhân sâm và Ngũ vị
tử: Ngũ vị tử 50g, rượu 500ml, Nhân sâm
10-20g, Câu kỷ tử 30g, ngâm trong 7 ngày. Uống trước khi đi ngủ 15-20ml.
Dùng
cho các trường hợp suy nhược thần kinh, hồi hộp, đánh trống ngực, mất ngủ./.
Hà Nội ngày 18 tháng 11 năm 2016.
CÂY SA SÂM
( Pissenlit, maritime, Salade desdunes)
Nói về cây thuốc Sa sâm,
Thuộc là loại cỏ, đa phần sống lâu.
Rễ mềm mọc thẳng, nhọn đầu,
Dài trên hai tấc, ăn sâu, lớn dần.
* *
Mỗi gốc mọc tới 3 thân,
Lớn lan ra mãi, lâu dần dài thêm.
Từ gốc nhiều lá mọc lên,
Xếp thành hoa thị, trên nền gốc đây.
* *
Lá dài trên chục phân tây,
Răng cưa mép lá, không dày mà thưa.
Hoa ra đơn độc, lưa thưa,
Mọc từ kẽ đốt, xin thưa sắc vàng.
* *
Hình trụ, quả bế tỏa ngang,
Đầu hơi thon lại, dễ dàng rụng lông.
Mọc hoang, hoặc được cấy, trồng,
Tháng 9 thu hoạch, thêm công sấy, đồ.
* *
Rễ đó đem cả phơi khô,
Được rồi hết mốc, tha hồ để lâu.
Vị ngọt, hơi đắng làm đầu.
Tính hàn, bổ Phế, tiếp sau khử đàm.
* *
Tác dụng chữa sốt, ho khan,
Còn trừ hư nhiệt, sau làm Phế thanh.
Phế âm hư nhược, không lành,
Muốn bổ âm Phế, hãy dành Sa sâm./.
Một số công dụng
chữa bệnh dùng từ cây Sa sâm:
1- Chữa phế nhiệt ho khan, viêm họng: Hái lá Sa sâm phối hợp Rau má
mỗi vị 50g, sắc nước uống thường xuyên trong ngày.
2 -Chữa tiểu buốt, tiểu gắt, viêm tiết
niệu: Sa sâm phối hợp với rễ cỏ Tranh tươi mỗi vị 30g sắc uống trong
ngày.
3 -Chữa đau do sứa biển cắn :
Giã nhuyễn cả cây Sa sâm đắp nơi sứa cắn.
4 -Chữa phổi nóng ho lâu ngày:
Rễ Sa
sâm sắc nước uống thường xuyên.
5 - Chữa gan yếu, thiếu máu vàng da:
Sa
sâm 10g, Khương hoàng 10g, Tiểu hồi hương 5g, Nhục quế 5g. Sắc uống
ngày một thang.
6 - Chữa táo khí làm hại phế và vị âm,
sinh ra cảm nhiệt, ho: Sa sâm, Biến đậu, Mạch môn, Ngọn
trúc, Tang diệp, Thiên hoa phấn, mỗi vị 10g; riêng Cam thảo 5g. Sắc uống ngày
một thang
Tác dụng: Thanh
dưỡng phế, sinh tân, nhuận táo.
7 - Chữa ngực bụng đầy đau, ợ chua, sán
khí: Sa sâm 12g, Đương quy 12g, Câu kỷ tử 12g, Mạch đông 12g, Sinh
địa 12g, Xuyên luyện tử 6g. Sắc uống ngày một thang.
Tác dụng: Dưỡng âm sơ can, lý khí.
8 - Chữa ho lâu
ngày do phế âm hư: Sa
sâm 12g, Mạch môn 9g, Ngọc trúc 12g, Sinh Biển đậu 8g, Tang diệp 8g,
Thiên hoa phấn 8g, Cam thảo 4g, sắc uống ngày một thang.
9-
Trị chứng phế vị táo nhiệt, ho khan ít đờm, họng khô, miệng khát. Sa sâm 12g, Mạch môn đông 12g, Ngọc
trúc 12g, Thiên hoa phấn 12g, Tang diệp 12g, Cam thảo 4g. Sắc uống ngày uống 1 thang.
10-
Trị chứng hư nhược khí ngắn, phổi yếu, mất tiếng: Sa sâm 20g, Hoàng kỳ 10g, Sinh địa
20g, Tri mẫu 12g, Huyền sâm 12g, Ngưu bàng tử 12g, Xuyên bối mẫu 6g. Sắc uống
ngày một thang.
11-
Chữa viêm phổi, ho đờm, tức ngực: Sa sâm 15g, Tía tô 10g, Gừng nướng 5 lát, Chè mạn 10g, Chanh non 1 quả (thái miếng). Sắc uống trong ngày.
Kiêng kỵ:
Không dùng khi ho do cảm cúm (cảm mạo phong hàn).
Hà Nội ngày 18 tháng 11 năm 2016